Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Tìm hiểu về bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là dạng ung thư khá nguy hiểm xuất hiện ở nam giới. Tuy phát triển chậm nhưng bệnh có thể di căn lan sang các khu vực khác đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết. Ở giai đoạn đầu ung thư chưa có dấu hiệu đáng kể, nhưng khi đến các giai đoạn cuối xuất hiện các triệu chứng như tiểu ngắt quãng, tiểu ra máu, đau khi đi tiểu… Cùng tìm hiểu sâu hơn về chứng bệnh này và có thông tin hữu ích giúp phòng tránh và ngăn chặn bệnh kịp thời.



Thế nào là ung thư tuyến tiền liệt?

Ung thư tuyến tiền liệt hay còn có tên gọi là ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt là một tuyến trong hệ sinh dục của nam. Tuy phát triển chậm nhưng ung thư có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể như xương và các hạch bạch huyết. Khi bị mắc ung thư tuyến tiền liệt người bệnh có cảm giác đau đớn và khó khăn mỗi khi đi tiểu, quan hệ tình dục gặp nhiều vấn đề, chức năng cương dương bị rối loạn… Bệnh càng ở giai đoạn muộn các triệu chứng càng rõ ràng.

Phân loại bệnh

Một trong những yếu tố đánh giá bệnh đó xác định các giai đoạn của bệnh. Việc xác định giai đoạn của bệnh sẽ giúp việc chuẩn đoán và định hướng phương pháp điều trị. Phổ biến nhất là hệ thống phân loại TNM (viết tắt của các từ khối u/hạch/di căn tumor/nodes/metastasis ) gồm 4 giai đoạn. Các thông tin của hệ thống này bao gồm :

Kích thước của khối u
Số lượng hạch bạch huyết có liên quan
Sự hiện diện của bất kỳ di căn nào khác
Sự phân biệt quan trọng nhất đối với bất kỳ hệ thống chia giai đoạn ung thư nào đó là ung thư vẫn còn nằm giới hạn trong tuyến tiền liệt hay đã di căn ra ngoài. Trong hệ thống TNM, giai đoạn ung thư lâm sàng T1 và T2 chỉ nằm trong tuyến tiền liệt, còn T3 và T4 có nghĩa là ung thư đã di căn sang nơi khác.

Một số thử nghiệm thêm khác có thể tìm ra các bằng chứng di căn bao gồm:

Chụp cắt lớp điện toán (CT) để đánh giá lan truyền trong khung xương chậu,
Sử dụng kỹ thuật ảnh nhận phóng xạ (scintigraphy) xương để tìm các di căn đến xương
Chụp cộng hưởng từ xoắn ốc nội trực tràng (endorectal coil MRI) để xem xét cẩn thận các nang tuyến tiền liệt và túi tinh.
Sau khi làm sinh thiết tuyến tiền liệt,  nếu có sự hiện diện của ung thư, nhà nghiên cứu bệnh học sẽ báo cáo tình trạng cấp độ của khối u. Cấp độ này cho biết có bao nhiêu tế bào khối u khác nhau từ các mô tuyến tiền liệt bình thường và cho biết khối u có khả năng phát triển nhanh như thế nào. Hệ thống Gleason được sử dụng để chia cấp độ các khối u tuyến tiền liệt từ 2 cho đến 10. Chia giai đoạn theo kiểu Whitmore-Jewett là một phương pháp khác đôi khi cũng được sử dụng.

Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt

Thông thường ở giai đoạn đầu ung thư tuyến tiền liệt hầu như không có triệu chứng. Nó chỉ được phát hiện khi chuẩn đoán có PSA cao trong một lần khám bệnh định kỳ. Đôi khi UTTTL gây ra một số triệu chứng tương tự như các bệnh khác ví dụ như bệnh tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Các triệu chứng bao gồm đi tiểu thường xuyên, đi tiểu đêm, khó tiểu hoặc tiểu ngắt quãng, tiểu ra máu, đau mỗi khi tiểu.

Do tuyến tiền liệt bao quanh 1 phần của niệu dạo nên khi mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt nó có thể làm rối loạn các chức năng tiết niệu và tuyến tiền liệt cũng tiết chất dịch tao thành tinh dịch theo ống dẫn tinh vào niệu đạo cho nên ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra rối loạn các chức năng và hoạt động tình dục, chẳng hạn như khó đạt được sự cương cứng hoặc đau khi xuất tinh.

Khi ở các giai đoạn sau của bệnh, khi đó ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các triệu chứng khác. Những triệu chứng thường gặp nhất là: Đau xương, thường ở các đốt sống (xương cột sống), xương chậu , hay xương sườn . Ung thư còn có thể di căn sang các xương khác thường là phần xương đầu của xương đùi. Ung thư tuyến tiền liệt di căn vào cột sống cũng có thể đè lên tủy sống gây ra yếu chân và đại tiện , tiểu tiện không tự chủ.

Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt

Hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân cụ thể nào gây bệnh nhưng các yếu tố nguy cơ chính vẫn là vấn đề tuổi tác, tiền sử gia đình có người mắc bệnh… Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Dưới đây là những yếu tố có liên quan tới bệnh ung thư tuyến tiền liệt:

Độ tuổi: Theo thống kê ở Mỹ chứng bệnh ung thư này chủ yếu xuất hiện ở nam giới trên 55 tuổi. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân khi chẩn đoán bệnh là 70 tuổi.
Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người bị mắc ung thư tuyến tiền liệt thì khả năng mắc bệnh của thành viên đó cao hơn những người khác.
Chủng tộc. Loại ung thư này ở những nam giới người Mỹ gốc Phi thường gặp hơn so với người da tráng. Bệnh ít gặp hơn ở những nam giới gốc da đỏ và người châu Á.
Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn chứa nhiều mỡ động vật cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt, trong khi đó chế độ ăn nhiều rau xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này.

Phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt

Theo thống kê tại Mỹ có hơn 240.000 nam giới được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, phần lớn thường qua xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) và không có triệu chứng.





Tiến sĩ David Samadi, trưởng khoa Phẫu thuật bằng rô-bốt và xâm lấn tối thiểu tại Trung tâm y tế Mount Sinai ở New York, có những lời khuyên để phòng ngừa hiệu quả chứng bệnh này:

Tập thể dục và vận động vài giờ mỗi tuần có thể phòng tránh béo phì và giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tât
“Yêu” đều đặn để giúp giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt
Duy trì khám sức khỏe hàng năm và không được bỏ sót xét nghiệm PSA để kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại và có thể phát hiện ra bệnh ở những giai đoạn sớm.
Tìm hiểu tiền sử gia đình.
Một số chế phẩm bổ sung, như selen, có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Trước khi dùng bất kỳ chế phẩm bổ sung hay phác đồ thuốc, phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra, một số thực phẩm có tác dụng phòng ngừa hiệu quả chứng bệnh này như rượu vang đỏ, trà xanh hoặc đậu nành. Trong rượu vang đỏ có chứa chất chống oxy hóa resvaratrol cao có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng nam giới chỉ nên uống một hai ly rượu vang mỗi ngày.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Khi đã chuẩn đoán và xác định các giai đoạn của bệnh các bác sĩ sẽ chọn lựa các chiến lược điều trị thích hợp đối với từng bệnh nhân. Các phương pháp điều trị thường sử dụng là:

Phẫu thuật

Phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt và các mô xung quanh.Sử dụng biện pháp này khi ung thư vẫn còn khu trú bên trong tuyến tiền liệt chưa lan ra ngoài, khi đó bệnh còn ở giai đoạn I và II. Có thể sử dụng mổ hở hoặc mổ nội soi tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân.

Xạ trị ngoài (gắn link vào brochure xạ trị )

Đây là phương pháp điều trị sử dụng tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả và có thể chỉ định cho mọi giai đoạn bệnh khi cần thiết.

Nội tiết tố liệu pháp

Nguyên lý của điều trị nội tiết là triệt tiêu các nội tiết tố nam (các Androgen, trong đó chủ yếu là Testosterone). Khi không còn các nội tiết tố nam, bệnh sẽ thoái triển. Có 2 phương pháp điều trị nội tiết :

Triệt tiêu nội tiết tố nam bằng phẫu thuật cắt tinh hoàn. Phẫu thuật được sử dụng nhiều nhất hiện nay là cắt tinh hoàn trong vỏ bao, vừa đạt hiệu quả điều trị vừa thẩm mỹ.
Triệt tiêu nội tiết tố nam bằng điều trị nội khoa. Khi đó bệnh nhân sẽ được dùng thuốc để triệt tiêu nội tiết tố nam. Phương pháp được chỉ định khi bệnh nhân từ chối phẫu thuật hoặc khi bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật.
Hóa trị

Phương pháp này ít khi được áp dụng và chỉ được chỉ định cho những trường hợp điều trị nội tiết thất bại.

Chỉ định điều trị theo giai đoạn

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định điều trị của bác sĩ cho bệnh nhân bao gồm:

Tuổi: Nếu bệnh nhân càng lớn tuổi thì phương pháp điều trị càng được lựa chọn để ít xâm lấn, đặc biệt là lưu ý đến tuổi thọ của dân số khi dự đoán thời gian sống thêm của bệnh nhân.
Tình trạng sức khỏe và bệnh lý kèm theo: Nếu người bệnh có sức khỏe yếu hoặc kèm theo nhiều bệnh lý thì không nên lựa chọn các phương pháp điều trị xâm lấn.
Điểm số Gleason : giúp dự đoán sự tiến triển và khuynh hướng di căn của bệnh.
Giai đoạn bệnh : bệnh được phát hiện ở giai đoạn càng muộn thì điều trị càng phức tạp, càng tốn kém, thời gian điều trị càng kéo dài và kém hiệu quả.
Ngoài ra, sự phối hợp các yếu tố PSA, Gleason và giai đoạn giúp các bác sĩ phân loại được các nhóm bệnh nhân theo nguy cơ tái phát và di căn
Tìm hiểu thêm về các bệnh ung thư: 
http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu.aspx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét