Ung thư thận là một trong các khối u ác tính phổ biến của hệ tiết niệu, Ung thư (UT) thận là loại ít gặp, chiếm tỉ lệ 3% các loại UT ở người lớn, khoảng 85% UT thận là carcinoma tế bào thận. bệnh hay gặp ở đàn ông 50-60 tuổi có nghiện hút thuốc lá lâu ngày. Nam giới và tỷ lệ tỷ lệ nữ lệ 2:1. Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư thận ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bệnh nhân ung thư thận sau khi cắt thận tỷ lệ sống 5-năm là 35% -40% , tỷ lệ sống 10-năm là 17% -30%. Đôi khi rất khó để dự đoán tiên lượng của ung thư thận. Việc chữa bệnh ung thư thận đang là vấn đề gặp rất nhiều khó khăn có thể dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ, ung thư thận có thể 20 năm, 30 năm, hoặc thậm chí lâu hơn mới xuất hiện di căn.
Ung thư thận là gì?:
Theo số liệu của hội ung thư Hoa Kỳ, mỗi năm ở nước này có khoảng 39.000 trường hơp UT thận được chẩn đoán và điều trị, nhưng ức khoảng 40% tử vong vì bệnh này.
Bệnh thương khởi phát âm thầm với một ít triệu chứng thông thương như: mệt mỏi, sốt nhẹ , sụt cân, đau hông…khối u thường được phát hiện tình cờ qua khám kiểm tra sức khỏe hay chụp x quang, siêu âm bụng.
Nếu xuất hiện 3 triệu chứng điển hình: cảm giác đau hông,tiểu có máu, sơ chạm khối u vùng hông, người bệnh sẽ được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn trễ.
Các chẩn đoán bệnh ung thư thận hiện nay phần lớn dựa vào cắt lớp điện toán (CT-scan) hoặc chụp cộng hưởng từ vùng bụng. (MRI).
Phẫu thuật cắt bỏ thận có bướu và nạo hạch vùng rốn thận là điều trị chính yếu, có giá trị quyết định tương lai sống còn cho bệnh nhân. Hóa trị và xạ trị bổ túc vào hố thận ít có vai trò. UT thận giai đoạn sớm, khối u còn khu trú tại chỗ , tỉ lệ sống còn sau năm năm là 59-70%.
Đáng tiếc , có trường hợp khoảng 2/3 trường hợp UT thận vào BV ở giai đoạn, khối u đã ăn lan ra ngoài thận, nguy cơ tái phát sau mổ rất lớn. tỉ lệ sống thêm chỉ còn < 10%.
Trong thời gian qua, liệu pháp miễn dich với interferon alfa hoặc interleukin-2 đã được áp dụng chữa trị bổ túc sau mổ cho nhưng ca UT thận giai đoạn muộn. nhưng hiệu quả điều trị kém. Tác dụng phụ như thiếu máu, nám da, rụng tóc, mệt mỏi, sút cân gây tâm lý khá nặng nề cho người bệnh. Do vậy , cũng chỉ khoảng 13 % UT thận giai đoạn trễ có thời gian sống thêm 5 năm ( theo hội Ung thư Hoa Kỳ) . UT thận vẫn được xem như là dạng UT xấu, nhất là nếu bệnh được phát hiện và chẩn đoán muộn.
Biểu hiện ung thư thận
Năm 2006 , y học đã công bố một số thành quả bước đầu của phương thức điều trị mới cho nhưng ca UT thận giai đoạn trễ. Đó là liệu pháo nhắm trúng đich vào hiệ tương tăng sinh mạch của khôi UT thận.các thuốc chống tăng sinh mạch sẻ kiềm chế sự sinh sẳn , phát triển mô tế bào UT, hai thuốc của liệu pháo mới này là: sunitinib( SUTENT) của công ty Pfizer và thuốc sorafenib (NEXAVAR) của Bayer.
Thuốc Sunitinib
Thử nghiệm lân sang trên 750 ca UT thận giai đoạn muộn, sau phẫu trị ½ người bệnh được cho uống sunitinib; ½ được điều trị bằng inter-feron alfa. Các nhà nghiên cứu nhận thấy , thời gian trung bình để khối u tăng trưởng ( còn được gọi là thời gian bệnh ổn định không triệu chứng) ở nhóm người bệnh dùng sunitinib dàu gấp đôi so với nhóm dùng interferon-alfa ( 11 tháng so với 5 tháng).
31% nhóm bệnh nhân sử dụng sunitinib có hình ảnh di căn phổi thu nhỏ rõ rệt so với 6% ở nhóm dùng interferon-alfa. Chất lượng sống của nhóm dùng sunitinib cũng tốt hơn.
Một số tác dụng phụ được ghi nhận khi dùng sunitinib : mệt mỏi , tiêu chảy, nổi phát ban, dị ứng da tay da chân, biến chứng tim mạch.1/3 trường hợp độc tính nhiều đã phải giảm liều cho người dùng.
BS .Robert J.Motzer,nghiên cứu tại trung tâm ung thư Memorial Sloan- Kettering ở thành phố New York cho biết: thời gian sống ổn định không triệu chứng tăng gấp đôi, chúng ta hy vọng nhóm người dùng sunitinib sẻ có nhiều thời gian sống hơn.
Thuốc sorafenib:
Thử nghiệm với thuốc sorafenib được sử dụng trên những bệnh nhân UT thận đã điều trị bổ túc với interferon alfa hoặc interleukin-2 nhưng thất bại không có kết quả.
Có 50% trong số 903 người bệnh được cho uống sorafenib, 50% được cho uống giả dược (placebo).
Nhóm dùng sorafenib có thời gian ôn định không triệu chứng dài hơn (5,5 tháng so với 2,8 tháng) và tỉ lệ đáp ứng trước mắt cao hơn (10% so với 2%).
Một số tác dụng phụ của sorafenib được ghi nhận:tiêu chảy, nổi phát ban, mệt mỏi, di ứng da ở tay và chân. Biến chứng tim mạch và cao huyết áp cũng xảy ra cho 12 bệnh nhân dùng sorafenib <5%.
Liểu thường dùng 400mg/1 lần , uống 2 lần mỗi ngày,trước và sau khi ăn 1-2 giờ.
Trong nhiều năm qua , UT thận vẫn được xem là dạng UT xấu.tỉ lện tử vong của người bệnh UT giai đoạn trễ cao. Nhưng hiện nay , với những tiến bộ của công nghệ gen và nhưng liệu pháp nhắm trúng đích thế hệ mới ( năm 2007) và các năm kế tiếp, người bệnh UT thận có thể nuôi hy vọng…
Cơ quan kiểm soát thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép đưa vào sử dụng hai thuốc sorafenib và sunitinib để điều trị ung thư thận giai đoạn trễ hoặc đã tái phát di căn vào đău năm 2007.
Nhưng cả 2 không có khả năng trị khỏi bệnh. Chũng có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh thêm một thời gian. Tuy nhiên giá thành cao thuốc cần được theo dõi điều trị của BS chuyên khoa ung bướu.
Nhận đinh sau cùng của BS Motzet: liệu pháo nhắm trúng đích vào tình trạng tăng sinh mạch ( thuốc chống tăng sinh mạch) sinitinib và sorafenib cần được nghiên cứu thêm về hiệu quả của thuốc và tính an toàn cho người bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét